Bạn đang có một khoản vay nhưng không đủ khả năng để trả nợ. Bạn băn khoăn không biết vay tiền rồi bỏ trốn có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Trong cuộc sống, việc gặp khó khăn và phải vay tiền là điều đã không còn xa lạ với nhiều người. Khách hàng có thể vay tiền tại ngân hàng, công ty tài chính hoặc web/app cho vay Online để giải quyết các nhu cầu cá nhân. Dù vay tiền theo hình thức nào, khách hàng cũng cần đảm bảo thanh toán khoản vay đúng thời hạn.
Tuy nhiên, rất nhiều người sau khi vay tiền đã mất khả năng trả nợ do làm ăn thua lỗ, thất nghiệp… Vậy, vay tiền rồi bỏ trốn có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Liệu có bị phạt tù? Hãy cùng ivaytien.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay tiền
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vay tài sản chính là sự thỏa thuận giữa người vay và người cho vay. Khi tới thời hạn thanh toán khoản vay, người vay phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đúng số tiền gốc kèm lãi suất ( nếu có) cho bên vay.

Về hiệu lực của hợp đồng vay, Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:
- Người tham gia vào giao dịch có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Như vậy, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải trả nợ đúng thời hạn theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không đủ khả năng thì có thể đi đến thỏa thuận. Gia hạn khoản vay cũng như các loại phí trả chậm, lãi suất quá hạn.
Vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì? Có lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Có rất nhiều người vay tiền rồi bỏ trốn với những lý do khác nhau như cố tính không trả, không đủ khả năng trả, vay tiền Online không gặp mặt rồi bỏ trốn…Vậy, trong trường hợp này, người vay bị xử lý như thế nào? Theo đó, với hành vi vay tiền rồi trốn nợ không trả có thể chia thành hai trường hợp như sau:
Vay tiền rồi trốn bỏ trốn xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người vay tiền bỏ trốn không trả có thể bị truy cứu tội chiếm đoạt tài sản trong trường hợp. Người vay dùng thủ đoạn gian dối bằng lời nói hoặc hành động để có được số tiền vay. Sau khi có tiền thì bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Tức là, ngay từ đầu người vay tiền đã có ý định chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp.
Xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Người trốn nợ vay tiền bằng hình thức hợp đồng nhưng cố tình không trả bằng cách bỏ trốn.
- Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
- Đến thời hạn trả nợ mặc dù có khả năng, điều kiện để trả nhưng cố tình không trả.
- Sử dụng số tiền vay được vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không thể trả nợ.
Tức là, sau khi vay tiền xong, người vay dùng thủ đoạn để chiếm đoạt hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Đây là căn cứ để truy cứu hình sự về tội lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.
Mức phạt đối với hành vi vay tiền rồi bỏ trốn như thế nào?
Như đã nói ở trên, vay tiền rồi bỏ trốn có thể xảy ra 2 trường hợp đó là phạm tội chiếm đoạt tài sản và lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì thế, mức phạt đối với 2 trường hợp cũng sẽ khác nhau.

Mức phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định tại Điều 174 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 cụ thể như sau:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:
Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác bất hợp pháp, giá trị tài sản từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Hoặc số tiền chiếm đoạt chưa đến 02 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp:
- Trước đó người này đã từ bị xử phạt vi phạm hành chính về tội chiếm đoạt tài sản.
- Từng bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản chưa được xóa án tích.
- Hành vi thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.
- Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện mưu sinh duy nhất của gia đình nạn nhân.
Phạt tù từ 02 đến 07 năm trong trường hợp:
Chiếm đoạt tài sản có tổ chức hoặc tính chất chuyên nghiệp.
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên đến 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
- Dùng thủ đoạn gian dối, xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Có hành vi tái phạm nguy hiểm.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp:
- Số tài sản chiếm đoạt bất hợp pháp trị giá 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
- Lợi dụng hình hình thiên tai, dịch bệnh để phạm tội.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc phạt tù chung thân với trường hợp:
- Giá trị tài sản chiếm đoạt bất hợp pháp từ 500 triệu đồng trở lên.
- Lợi dụng tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội.
Bên cạnh đó, người phạm tội chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Không được làm công việc hoặc bị cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm, tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mức phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 mức xử phạt như sau:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản số tiền từ 04 triệu đồng đến không quá 50 triệu đồng.
- Hoặc số tiền chiếm đoạt nhỏ hơn 04 triệu đồng nhưng từng bị phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này hoặc các tội liên quan mà chưa được xóa án tích.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp.
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt để thực hiện việc phạm tội.
- Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa để thực hiện hành vi phạm tội.
- Có hành vi tái phạm nguy hiểm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm đối với trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến không quá 500 triệu đồng.
Phạt tiền từ 12 năm đến 20 năm đối với trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Ngoài ra còn bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, tùy mức độ phạm tội.
Cách xử lý hành vi vay nợ rồi bỏ trốn
Như vậy có thể thấy rằng, vay tiền rồi bỏ trốn là hành vi trái với quy định của pháp luật. Chính vì thế, để đảm bảo quyền lợi, người cho vay có thể tố giác hành vi sai trái này. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ điều tra và giải quyết.
Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, việc tố giác, báo tin về tội phạm lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể thực hiện bằng lời hoặc bằng văn bản đều được. Chủ nợ có thể tố giác, trình báo, kiến nghị tới cơ quan công an kèm bằng chứng để bảo vệ lợi ích chính đáng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hành vi vay tiền rồi bỏ trốn mà bạn cần nắm rõ. Trong trường hợp này, người vay sẽ bị xử lý theo pháp luật với những hình phạt tùy vào mức độ vi phạm.