Vay tiền qua App iDong không trả liệu có sao không?

Vay tiền qua App iDong có lẽ là giao dịch quá đỗi quen thuộc với nhiều người. Vậy, vay tiền iDong không trả có sao không? Liệu có bị khởi kiện, đi tù?

iDong được biết là một tổ chức tài chính cho vay tiền nhanh qua App mà không cần gặp mặt. Với thủ tục vay đơn giản, 100% thực hiện Online, không cần tài sản đảm bảo hay chứng minh thu nhập nên được nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình vay do lãi suất quá cao nên không ít người rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả.

Lúc này, câu hỏi được đặt ra, vay tiền iDong không trả có sao không? Điều gì sẽ xảy ra? Để giải đáp tất cả những thắc mắc trên, hãy cùng ivaytien.com theo dõi bài viết sau.

Vay tiền qua App iDong là gì?

iDong là App cho vay tiền nhanh trong ngày được phát triển bởi  Công ty TNHH Thương Mại 360 Việt nam. Đây là một trong những công ty nổi tiếng tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính công nghệ. Thông qua app vay tiền iDong, khách hàng có thể vay vốn với hạn mức từ 500K đến 30 triệu đồng.

Vay tiền qua App iDong là gì?
Vay tiền qua App iDong là gì?

Khi đăng ký vay tiền qua app iDong, khách hàng không cần phải thế chấp tài sản hoặc cần có người bảo lãnh. Điều kiện, thủ tục vay đơn giản, khách hàng có thể nhận được tiền giải ngân trong ngày. Chính vì thế, vay tiền qua App iDong thường được nhiều người lựa chọn thay vì vay tại ngân hàng.

Vay tiền iDong không trả có sao không?

iDong được cấp giấy phép kinh doanh và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình vay vốn, một số khách hàng cho rằng iDong áp dụng lãi suất khá cao. Điều này dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ.

Bên cạnh đó, vay tiền qua App iDong 100% thao tác thực hiện Online. Vì thế, không ít người có ý định quẹt nợ, không thanh toán khoản vay trên iDong. Vậy, vay tiền iDong không trả có sao không?

Trong trường hợp khách hàng không trả nợ cho iDong, chắc chắn bộ phần đòi nợ sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để bắt buộc phải thanh toán khoản vay. Theo đó, một số vấn đề mà khách hàng sẽ gặp phải nếu không trả tiền cho iDong như sau:

Bị tính phí trả chậm, nợ quá hạn

Theo quy định, trường hợp người vay tiền không thanh toán nợ theo đúng hợp đồng ký kết thì sẽ phải chịu phí trả chậm, nợ quá hạn. Theo đó, số tiền gốc và lãi quá hạn sẽ được tính 150% so với ban đầu. Chính vì thế, mặc dù nhiều người vay số tiền nhỏ nhưng sau một thời gian quá hạn thành số tiền lớn.

Bị liệt vào danh sách nợ xấu lưu trên CIC

Nợ xấu chính là những khoản nợ khó đòi, tất cả các thông tin về khoản vay đều được lưu trữ trên trung tâm tín dụng CIC. Nếu khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn thì có nghĩa đã bị nằm trong danh sách nợ xấu.

Một khi đã bị nợ xấu thì khách hàng sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn tại ngân hàng, công ty tài chính về sau. Thậm chí, những người thân nằm trong sổ hộ khẩu của khách hàng cũng không được vay tiền.

Liên tục gọi điện đòi nợ

Hầu hết các đơn vị cho vay đều sử dụng phương pháp này để đòi nợ người vay. Bộ phận đòi nợ sẽ gợi điện bằng hàng trăm số điện thoại khác nhau để nhắc nhở khách hàng trả nợ. Họ sẽ gọi cho bạn bè, người thân nếu khách hàng tắt máy, cố tình không trả. Bên cạnh đó, họ còn dùng lời lẽ thô bạo, đe dọa để ép trả nợ.

Bôi nhọ danh dự người vay

Sau khi gọi điên thoại cho người vay không được, họ tiếp tục dùng các biện pháp đòi nợ trên mạng xã hội. Những bức ảnh của người vay và bạn bè, người thân sẽ được đăng tải trên facebook, zalo. Bên cạnh đó, họ còn dùng những lời lẽ xúc phạm, coi người thân của người vay là tội phạm truy nã.

Đòi nợ kiểu xã hội đen

Trường hợp đã sử dụng tất cả các biện pháp nhắc nhở nhưng không đòi được nợ. Họ sẽ chuyển sang công ty đòi nợ để tiếp tục ép người vay phải trả. Thông thường, những công ty này sẽ đòi nợ theo biện pháp mạnh tay, kiểu xã hội đen.

Vay tiền iDong không trả liệu có bị khởi kiện, đi tù?

Việc khách hàng không trả nợ khi vay tiền qua App iDong thì sẽ bị khởi kiện với tội lạm dùng tín dụng để chiếm đoạt tài sản. Theo Điều 140 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi không trả nợ cho bên vay theo cam kết ghi trong hợp đồng thì sẽ bị kết tội như sau:

  • Dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản.
  • Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
  • Đến hạn trả mà không trả.

Hình phạt cho tội danh lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là từ 3 tháng đến 6 tháng. Tuy nhiên, trong luật cũng đã quy định rất rõ về mức lãi suất cho vay. Cụ thể, lãi suất vay do các bên tự thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu bên vay yêu cầu lãi suất cao hơn 20%/năm thì cũng có thể quy vào tội cho vay nặng lãi.

Có nên vay tiền Online rồi trốn nợ không?

Do vay tiền Online có điều kiện, thủ tục dễ dàng, không cần gặp mặt nên nhiều người có ý định không trả nợ sau khi vay. Tuy nhiên, đây là hành động mà khách hàng không nên làm vì có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Có nên vay tiền Online rồi trốn nợ không?
Có nên vay tiền Online rồi trốn nợ không?

Hơn nữa, nếu cố tình bỏ trốn, chắc chắn bạn bè người thân của bạn sẽ bị ảnh hưởng hoặc chịu rủi rot hay bạn. Vì thế, tốt nhất bạn chỉ nên vay tiền Online khi thực sự cần thiết. Còn nếu đã xác định vay thì phải thanh toán nợ đúng thời hạn, tránh bị phí phạt trả chậm khiến khoản vay ngày một lớn.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc vay tiền iDong không trả có sao không của nhiều khách hàng. Để tránh rắc rối có thể xảy ra, khách hàng nên thanh toán nợ càng sớm càng tốt tránh bị tính lãi suất cao nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcTop 10 tổ chức cho vay tiền không cần chứng minh thu nhập uy tín nhất
Bài tiếp theoVay tiền nhanh trong ngày tại Đà Lạt – Lâm Đồng chỉ cần CMND