Vay nợ ngân hàng quá hạn là vấn đề xảy ra khá nhiều ở các ngân hàng. Vậy ngoài việc nhắc nhở, phạt tài chính thì nợ quá hạn bao nhiêu lâu sẽ bị ngân hàng khởi kiện?
Nợ ngân hàng quá hạn là trường hợp mà tất cả các ngân hàng gặp phải không ít. Người vay không thanh toán khoản nợ có thể do nhiều lý do như: mất khả năng thanh toán, Đi vay đứng trên danh nghĩa những người vay cuối cùng không thanh toán,…
Thông thường khi để khoản vay quá hạn khách hàng sẽ được ngân hàng thông báo và phạt phí quá hạn. Tuy nhiên nếu khoản vay để quá lâu thì phí quá hạn không phải là cách giải quyết hiệu quả. Lúc này ngân hàng sẽ nhờ đến sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy nợ quá hạn ngân hàng bao lâu thì sẽ bị khởi kiện? Cùng ivaytien.com tìm câu trả lời ngay trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
Nợ quá hạn ngân hàng bao nhiêu lâu thì bị khởi kiện?
Thực tế dù là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng tư nhân thì trước khi khởi kiện cũng sẽ có những hỗ trợ cần thiết để tạo điều kiện cho khách hàng có thể hoàn trả được khoản vay của mình. Tuy nhiên khi bên vay có quá nhiều khoản tính lãi mà thời gian thanh toán nợ lãi bị chậm hoặc cố tình hoặc không có khả năng thanh toán thì chắc chắn sẽ bị ngân hàng khởi kiện ra tòa.
Thời gian để nợ ngân hàng quá hạn và bị khởi kiện tại mỗi ngân hàng là khác nhau. Khi ngân hàng khởi kiện người vay sẽ nhận được thông báo của tòa án. Tuy nhiên vụ kiện sẽ không được giải quyết luôn mà người vay sẽ có 4 tháng để chuẩn bị cho vụ kiện này.
Trong thời gian 4 tháng này nếu người vay thanh toán được toàn bộ khoản nợ thì ngân hàng sẽ rút đơn kiện. Nếu không thanh toán được thì tòa án sẽ tuyên bố bản án quyết định thực hiện nghĩa vụ về tranh chấp dân sự.
Đặc biệt người vay cần lưu ý rằng: Theo quy định từ khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 140 bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, những cá nhân, tổ chức có hành vi vay thế chấp tài sản ngân hàng, có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc trốn nợ… sẽ bị cấu thành tội phạm, chịu trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản theo đúng quy định từ luật pháp.
Nợ quá hạn ngân hàng bao nhiêu tiền thì bị khởi kiện?
Nợ quá hạn ngân hàng bao nhiêu tiền thì bị khởi kiện cũng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Khi khởi kiện thì bên kiện cũng sẽ phải tạm ứng án phí. Vì vậy, đối với những khoản vay có giá trị nhỏ thì ngân hàng rất hạn chế kiện tụng. Thường với các khoản vay dư nợ từ 4 triệu đồng trở lên sẽ bị khởi kiện.
Với các khoản nợ nhỏ, ngân hàng sẽ gia hạn cho gói vay để người vay có thêm thời gian thanh toán nợ. Riêng đối với những hợp đồng lớn của cá nhân, tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế và không có ý định trả nợ thì bắt buộc ngân hàng phải cưỡng chế gửi đơn khởi kiện.
Nợ quá hạn ngân hàng bị kiện có phải đi tù không?
Như đã chia sẻ bên trên, các trường hợp người vay tiền ngân hàng quá hạn bị khởi kiện sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên nếu người vay cố tình không trả, có ý định chiếm đoạt tài sản, trốn nợ thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này cũng có nghĩa là người vay có thể bị phạt tù.
Theo Điều 175 Bộ luật hình sự về tội “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” có nêu rõ: người đi vay có thể bị phạt tù từ 02 – 07 năm khi chiếm đoạt số tiền từ 50 – 200 triệu.
Chịu hình phạt dân sự hay hình sự do nợ ngân hàng đều gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến tương lai của người vay. Chính vì vậy, nếu có thể người vay nên cố gắng hoàn trả khoản vay cả gốc lẫn lãi.
Hướng dẫn cách xử lý nợ quá hạn ngân hàng ít rủi ro
Ngừa xưa có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”. Nếu người vay thực sự có thiện chí thanh toán khoản vay thì chắc chắn ngân hàng cũng sẽ tạo điều kiện để đưa ra giải pháp tốt nhất cho cả hai.
Khi bị nợ quá hạn, người vay nên chủ động liên hệ với ngân hàng để trao đổi trực tiếp. Điều này cho thấy thái độ hợp tác, không có ý nghĩ trốn nợ. Cụ thể bạn có thể thực hiện theo các bước giải quyết dưới đây:
- Bước 1: Chủ động liên hệ làm việc và xin gia hạn thêm hợp đồng với ngân hàng.
- Bước 2: Tích lũy tiền trả góp dần cho ngân hàng đúng thời hạn theo kế hoạch trả nợ đã được trao đổi trước đó.
- Bước 3: Tiến hành nộp tiền trả góp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Miễn sao đảm bảo bạn sẽ không tiếp tục bị thanh toán trễ hạn.
- Bước 4: ký biên bản thanh lý hợp đồng sau khi đã hoàn tất trả góp khoản vay quá hạn. Trường hợp người vay có thế chấp tài sản có thể được nhận lại giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về nợ ngân hàng quá hạn bao nhiêu lâu thì bị khởi kiện. Hy vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin cần thiết. Đồng thời giúp bạn chủ động kiểm soát được dòng tiền thanh toán nợ để tránh bị xử phạt đáng tiếc.