Đóng tiền trả góp chậm, trễ hạn có sao không?

Đóng tiền trả góp trễ hạn dù vô tình hay cố ý thì bạn đều phải nhận những hậu quả không mong muốn, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với ưu điểm mua hàng trước trả tiền sau, mua hàng trả góp là hình thức đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

Vậy người mua hàng trả góp đến kỳ hạn mà không trả tiền hoặc có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả tiền thì bị xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Mua trả góp là gì?

Mua trả góp là phương thức mua hàng vay tiêu dùng mà người mua không cần phải trả toàn bộ số tiền món hàng trong 1 lần. Thay vào đó, họ chỉ cần thanh toán 1 phần tiền của món hàng, phần còn lại bao gồm lãi suất sẽ được thanh toán dần theo kỳ hạn.

Với hình thức này, số tiền vay và tiền lãi sẽ được chia nhỏ để khách hàng dễ dàng trả vào mỗi kỳ hạn (6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,…). Hiện nay, hình thức mua tiêu dùng trả góp không cần thế chấp tài sản và thủ tục đơn giản nhanh chóng đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Mua trả góp là hình thức được ưa chuộng hiện nay
Mua trả góp là hình thức được ưa chuộng hiện nay

Tác hại khi đóng tiền trả góp trễ

khi bạn vay tiền trả góp và đóng trễ thì việc phát sinh phí phạt trễ hạn là chuyện hiển nhiên. Phí phạt phát sinh khi đã quá ngày đóng tiền trả góp mỗi tháng mà bạn chưa thanh toán tiền với bên cho vay.

Ngoài phí phạt đóng trễ, bạn còn phải chịu những tác hại như sau:

Ảnh hưởng đến uy tín, công việc và cuộc sống cá nhân

  • Khoản đóng trễ sẽ chuyển từ nợ quá hạn thành nợ xấu và được cập nhật lên hệ thống tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp này, rất khó để bạn có thể tiếp tục vay ở các tổ chức tín dụng hay ngân hàng khác.
  • Bạn sẽ bị nhắn tin hoặc gọi điện nhắc nợ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
  • Việc đóng trễ hạn vô tình tạo nên áp lực tài chính cho cá nhân bạn, gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc.
Bị nhắn tin hoặc gọi điện nhắc nợ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống
Bị nhắn tin hoặc gọi điện nhắc nợ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống

Phải chịu trách nhiệm dân sự

Theo điều 440 Bộ luật dân sự 2015, người mua hàng trả góp sẽ có nghĩa vụ thanh toán tiền theo đúng thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định ghi trong hợp đồng. Trong trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì sẽ phải trả lãi đối với số tiền trả chậm tương ứng với thời gian chậm trả.

Về lãi suất phát sinh do trả tiền chậm cũng được quy định tại khoản 357 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, phần trăm lãi suất sẽ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu không có thỏa thuận thì lãi suất và khi có tranh chấp về lãi suất sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (không quá 10% của khoản tiền vay)

Ngoài ra, người mua hàng có thể thỏa thuận với công ty tài chính về việc gia hạn thời hạn trả nợ, cam kết bồi hoàn tiền nợ, bồi thường chi phí chậm trả.

Phải chịu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người mua có dấu hiệu, thủ đoạn gian dối, chiếm đoạt hàng hóa mua trả góp từ 2 triệu đồng trở lên có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Theo điều 174 bộ luật hình sự 2015) với mức phạt cải tạo không giam giữ từ 3 năm đến chung thân (Tùy vào mức độ)

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10 – 100 triệu đồng, cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mua hàng trả góp mà không thanh toán đúng hạn sẽ bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Cách tránh đóng tiền trả góp trễ hạn

Số tiền phải trả chỉ nên chiếm 35% thu nhập

Trước tiên, hãy cân nhắc thu nhập của bạn để vay số tiền, lựa chọn thời gian trả và số tiền phải trả mỗi tháng phù hợp để không bị áp lực tài chính.

Theo một số kinh nghiệm của Banktop, số tiền bạn được dư ra để chi trả cho các khoản vay tín chấp chỉ nên chiếm 35% thu nhập của bạn. Giả sử thu nhập là 10 triệu, thì chỉ nên trích ra 3,5 triệu để vay và chi trả cho ngân hàng.

Sử dụng khoản vay hợp lý

Bạn đừng vay tiền rồi sử dụng nguồn vốn vay đó một cách vô ích mà hãy tính toán và cố gắng để phát sinh lợi nhuận từ nguồn vốn được cho vay. Điều đó giúp bạn cân bằng tình hình tài chính, chi trả cho khoản vay một cách dễ dàng.

Cài đặt nhắc nhở lịch trả nợ hàng tháng

Theo quy trình giải ngân của hồ sơ vay tín chấp, sau khi khách hàng nhận được tiền, Ngân hàng sẽ cung cấp lịch trả nợ cho khách hàng. Vì thế, hãy lưu ý thời gian trả nợ để đóng đúng hạn. Tốt nhất bạn nên cài đặt lịch nhắc nhở và đóng trước hạn từ 2–3 ngày để ngân hàng có thể cập nhật được kịp thời số tiền bạn đã đóng.

Cài đặt nhắc nhở lịch trả nợ hàng tháng
Cài đặt nhắc nhở lịch trả nợ hàng tháng

Có thể tất toán sớm hồ sơ vay vốn

Nếu có điều kiện về kinh tế, nên tất toán hồ sơ vay vốn bởi cho dù sẽ phát sinh phí phạt tất toán sớm nhưng sẽ chẳng là gì so với phí phạt trễ hạn đóng tiền trả góp.

Có thể thấy, đóng tiền trả góp trễ hạn sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Hãy là khách hàng văn minh, sáng suốt bằng cách luôn đóng tiền đúng hạn bạn nhé.

Rate this post
Bài trướcRơi vào nợ xấu có vay được FE Credit không và lời giải đáp
Bài tiếp theoHướng dẫn cách hủy thẻ tín dụng FE Credit nhanh chóng, không mất phí